SEO Google Map thất bại? Cùng Markdao vạch lá tìm ra những sai lầm của Marketer
Doanh nghiệp của bạn vừa thực hiện xong các bước SEO Google Map và bạn đang hứng khởi chờ đợi kết quả tích cực được hiển thị trên Google. Vậy mà mãi bạn vẫn chưa thấy tên doanh nghiệp xuất hiện trên danh sách Google map. Trước khi trách móc Google thì hãy cùng Markdao điểm qua các lỗi thường gặp khi làm SEO Google Map xem doanh nghiệp của bạn có đang mắc phải không nhé!
Thông tin doanh nghiệp của bạn chưa được xác nhận dẫn đến SEO Google Map thất bại
Việc tạo hồ sơ của doanh nghiệp trong chiến lược SEO Google Map cũng giống như Visa đi nước ngoài của bạn vậy, mọi thông tin đều phải đi qua cổng “hải quan” của Google và phải được “Ông lớn” công nhận là chính xác. Nếu chưa xin được visa thì tất nhiên bạn không xuất cảnh được, tương đương với hồ sơ doanh nghiệp chưa được xác nhận thì không thể nào Google cho xuất hiện trong danh sách tìm kiếm và Google Map.
Dấu hiệu đơn giản nhất để biết rằng bạn đã “qua ải” là bạn có thể đăng nhập trên Google DOANH NGHIỆP CỦA TÔI (MY BUSINESS) và nhìn thấy bên dưới hồ sơ của bạn chữ “Verified” và dấu check màu xanh. Thật ra, Google có hướng dẫn chi tiết về việc làm sao để doanh nghiệp được xác nhận trên hệ thống. Vì thế việc này cũng không phải khó khăn cho những marketer kì cựu. Ý thức được tầm quan trọng của việc được công nhận sẽ giúp phương thức digital marketing này phát huy được hiệu quả tối ưu của nó.
Doanh nghiệp chưa cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho SEO Google Map
Hãy tưởng tượng xem một quán trà sữa được marketing rầm rộ trên mọi mặt trận nhưng lại không đề cập đến địa chỉ cửa hàng thì làm sao khách hàng có thể tìm đến được. Đối với SEO Google Map cũng vậy, việc thiếu sót bất kỳ thông tin cần thiết nào cũng sẽ khiến digital marketing khó mà thành công được. Trong quá trình tạo hồ sơ doanh nghiệp, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng như địa chỉ, website doanh nghiệp, số điện thoại chính xác, giờ mở cửa. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thêm “muối” cho hồ sơ của mình bằng hình ảnh, các mô tả hoặc video về sản phẩm và trải nghiệm của chính người dùng. Việc này không những giúp cho thương hiệu nằm ở top tìm kiếm mà còn khiến giá trị về mặt hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người dùng được nâng cao.
Một việc quan trọng nữa trong chiến lược SEO Google Map chính là liên tục cập nhật thông tin hồ sơ Google để thông báo cho khách hàng về những thay đổi của doanh nghiệp, chẳng hạn như hôm đó doanh nghiệp đóng cửa sớm, thời gian nghỉ lễ hoặc về những sự kiện đặc biệt. Nếu bạn không cung cấp đầy đủ thông tin, Google sẽ có khả năng không cho hồ sơ của bạn được hiển thị.
Sử dụng những đánh giá giả – con dao hai lưỡi đối với SEO Google Map
Có một sự thật không thể chối cãi đối với digital marketing nói chung và SEO Google Map nói riêng đó là hàng ngàn chiến lược quảng cáo sẽ không bằng một nhận định từ khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Đó chính là bằng chứng cụ thể và giá trị nhất theo quan điểm của khách hàng. Vì những đánh giá quyền lực như thế nên doanh nghiệp nào cũng nỗ lực để lấy lòng khách hàng thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng “thủ thuật đen” – tạo ra những đánh giá không chính thống.
Nhận biết được sự chênh lệch về chất lượng giữa các doanh nghiệp, Google đầu tư mọi nỗ lực của mình vào việc cho ra những kết quả hợp pháp nhất vì họ tin rằng review chỉ có giá trị khi chúng khách quan và xác thực. Nếu những đánh giá về doanh nghiệp của bạn là từ thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và bị Google phát hiện được, thương hiệu của bạn sẽ bị loại khỏi danh sách kết quả tìm kiếm ngay lập tức. Còn nếu những đánh giá trên trang của bạn là do bạn “thuê” khách hàng làm điều đó thì hồ sơ của bạn sẽ bị Google đặt nghi vấn vì nó hoàn toàn đi ngược với các chính sách về dịch vụ doanh nghiệp của Google. Điều này dẫn tới một nguyên tắc tối quan trọng của marketing qua Google Map đó là một trăm review không chính thống sẽ chỉ bằng một đánh giá thật sự từ người dùng.
Hồ sơ doanh nghiệp thiếu quyền lực kiểm soát địa điểm – mầm bệnh đối với SEO Google Map
Như đã đề cập ở trên, Google khá dị ứng với bất kỳ hình thức SEO Google Map không minh bạch nào. Vì vậy, đừng để chiến thuật digital marketing của bạn trở nên nghi ngờ đối với Google. Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng địa chỉ văn phòng ảo hoặc một địa điểm mà bạn không có bất kỳ thẩm quyền quản lý nào hoặc không sở hữu địa điểm đó, thì hãy sẵn sàng “hứng chịu” hình phạt của Google vì đã vi phạm điều khoản dịch vụ Google.
Quyền lực kiểm soát địa điểm là nhiên liệu để vượt qua các đối thủ các vươn lên thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Nền tảng của thứ quyền lực này chính là tính xác thực và nhất quán của thông tin doanh nghiệp. Trong đó, thông tin doanh nghiệp được gọi là citation (tham chiếu của doanh nghiệp) bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ chính xác, số điện thoại và website, ảnh hưởng đáng kể đến thứ hạng trên Google Map giống như cách backlink ảnh hưởng đến thứ hạng web trên công cụ tìm kiếm vậy. Khi xây dựng những thông tin này trên web, hãy đảm bảo trên Google Map chúng cũng y như vậy.
Chuyển đổi địa điểm kinh doanh mà không cập nhật cũng ảnh hưởng đến SEO Google Map
Nếu để ý thì ta sẽ thấy nhiều doanh nghiệp đột nhiên biến mất khỏi Google Map sau khi họ đổi địa điểm kinh doanh đó là vì họ đã phạm phải một sai lầm liên quan đến những quy luật ở trên – không cập nhật những thay đổi của thương hiệu một cách chủ động. Đối với khách hàng, họ không tự động biết được doanh nghiệp của bạn đã chuyển đến vị trí nào và điều này đồng nghĩa với việc bạn mất đi một lượng khách hàng tiềm năng.
Đối với Google, họ cũng không tự động cập nhật vị trí mới cho bạn. Ngoài ra, khi bạn thêm vào một địa chỉ mới nhưng không có dữ liệu nào chứng minh cho sự thay đổi này, tên doanh nghiệp của bạn sẽ nằm ngay trong danh sách tình nghi và bạn biết đó, bạn bị loại ra khỏi cuộc chơi. Để SEO Google Map thành công ngay cả khi doanh nghiệp của bạn phải chuyển đổi địa điểm, hãy nghiêm túc thực hiện quá trình xác nhận lại của Google.