Khách hàng nội bộ là gì? Ý nghĩa và Tầm quan trọng của họ ra sao

Khách hàng nội bộ là gì? Ý nghĩa và Tầm quan trọng của họ ra sao

Khách hàng nội bộ là một tệp khách hàng quan trọng của doanh nghiệp. Việc chăm sóc khách hàng nội bộ giúp doanh nghiệp phát triển và có thể lan toả sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, trước hết, chúng ta sẽ phải tìm hiểu khái niệm khách hàng nội bộ cũng như tầm quan trọng của tệp khách hàng này.

khách hàng nội bộ

Khái niệm khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài

Khách hàng nội bộ là gì?

Khách hàng nội bộ là gì

Khách hàng nội bộ là những cá nhân, nhân viên, hoặc phòng ban của doanh nghiệp bạn. Họ cũng có thể là những người thuộc các công ty phân phối và cung cấp sản phẩm của bạn. Tóm lại, bạn có thể hiểu khách hàng nội bộ chính là người tiếp xúc và hiểu sản phẩm của bạn nhất.

Vì vậy nên họ cũng chính là những khách hàng trung thành nhất của bạn. Điều này khiến việc chăm sóc tệp khách hàng này trở nên rất quan trọng.

Khách hàng bên ngoài là gì?

Khách hàng bên ngoài là những cá nhân không thuộc về doanh nghiệp. Họ thường được gọi với cái tên khác là người dùng cuối hay end-user. Về cơ bản, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một doanh nghiệp nào là khách hàng bên ngoài. Để nói ngắn gọn và dễ hiểu, bạn có thể hiểu rằng tệp khách hàng này:

  • 100% không hề liên quan gì đến doanh nghiệp bạn
  • Quy trình sản phẩm hay bất cứ thứ gì liên quan đến sản xuất đều không nắm được
  • Không biết gì về lợi nhuận công ty thu được từ sản phẩm
  • Sử dụng sản phẩm cho chính họ

Vậy nên có thể hiểu rằng, tệp khách hàng này rất lớn. Đồng nghĩa với việc lợi nhuận công ty tăng lên cùng với sự gia tăng của khách hàng bên ngoài. Bất kỳ sản phẩm nào doanh nghiệp cũng phải sản xuất có chất lượng tốt nhất có thể. Vì khách hàng bên ngoài chính là người dùng cuối, là người đem lại lợi nhận cho doanh nghiệp.

>>>> Xem thêm: Phân loại khách hàng là gì? Để làm gì? Cách phân loại thế nào?

Điểm khác nhau chính giữa khách hàng bên ngoài và nội bộ

Khách hàng nội bộ Khách hàng bên ngoài
Là các cá nhân, nhân viên đơn vị trực thuộc doanh nghiệp Là các cá nhân, tổ chức không liên quan đến doanh nghiệp
Mua hàng theo cơ chế của doanh nghiệp. Mua hàng tại các đơn vị phân phối
Nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu sản phẩm Không biết rõ về sản phẩm
Mua với giá rẻ hơn Mua theo giá công bố
Mua hàng có thể không phải dành cho bản thân Mua hàng dành cho bản thân sử dụng
Có thể trở thành đơn vị phân phối sản phẩm Luôn là người dùng cuối
Bảng so sánh khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài

Tầm quan trọng khách hàng nội bộ trong doanh nghiệp

Lợi ích về doanh thu

So với khách hàng bên ngoài, khách hàng nội bộ chính là cầu nối tiếp xúc đầu tiên. Họ là những người hiểu về điểm mạnh cũng như điểm yếu sản phẩm. Vì vậy, việc chăm sóc khách hàng nội bộ tốt cũng có thể giúp doanh nghiệp bạn phát triển.

Có thể lấy Vingroup làm ví dụ để bạn dễ hiểu hơn về khách hàng nội bộ.

Tầm quan trọng khách hàng nội bộ trong doanh nghiệp

Vinpearl là một nhánh chính trong tập đoàn Vingroup. Nhân viên làm việc tại Vin được thưởng du lịch hàng năm tại các Vinpearl khác nhau. Điều này biến họ thành một kênh truyền thông trung gian với khách hàng bên ngoài. Họ là người trải nghiệm trực tiếp dịch vụ, sản phẩm của Vingroup. Và đương nhiên rằng, nếu trải nghiệm của họ tốt, họ hoàn toàn giới thiệu cho bạn bè, gia đình của họ. Đây cũng là một trong số những chiến lược sử dụng khách hàng nội bộ hay của Vin.

Tương tự với Vinfast cũng vậy, họ đưa ra chính sách giảm giá và trả góp cho nhân viên của họ. Một lần nữa, nhân viên của Vin cũng trở thành khách hàng nội bộ doanh nghiệp. Họ sử dụng của sản phẩm của Vin và đem ra sản phẩm đó ra ngoài thị trường. Bạn hoàn toàn có thể thấy trong năm 2020, Vinfast chiếm 7.21% thị trường xe hơi tại Việt Nam trong chưa đầy 1 năm.

thị phần vinfast

Lợi ích về nguồn nhân lực

Nhân viên chính là nguồn lực về con người cũng đồng thời là khách hàng nội bộ của doanh nghiệp. Việc chăm sóc khách hàng nội bộ hay nhân viên tốt không chỉ giúp giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên mà còn khiến họ có động lực trong công việc hơn.

top 5 các lí do nghỉ việc từ các ứng viên ngành sản xuất

Như hình minh hoạ trên, bạn có thể thấy rằng lương, phúc lợi rất quan trọng trong ngành sản xuất. Nếu doanh nghiệp bạn không xử lí tốt vấn đề này, hoàn toàn có thể gây tổn hại đến nguồn nhân lực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhân viên ngành sản xuất làm việc chủ yếu dựa trên lương, chế độ phúc lợi của doanh nghiệp. Vì vậy, việc bạn chăm sóc khách hàng nội bộ cũng như nhân viên của bạn sẽ giúp doanh nghiệp bạn phát triển theo nhiều cách khác nhau.

Làm thế nào để chăm sóc khách hàng nội bộ?

Câu hỏi đặt ra là “Liệu khách hàng nội bộ có thật sự quan trọng?”. Câu trả lời là có, tuy nhiên sẽ không quan trọng bằng những khách hàng bên ngoài. Họ là những người sử dụng lâu dài và đem lại lợi nhuận chính cho bạn. Tuy nhiên, khách hàng nội bộ chính là phép thử giúp bạn biết được rằng sản phẩm bạn có thật sự tốt không. Việc trải nghiệm của tệp khách hàng này sẽ giúp bạn cải thiện sản phẩm trước khi đưa ra bên ngoài. Vậy nên, làm sao để chăm sóc tệp khách hàng này? Hãy xem qua một số gợi ý dưới đây nhé!

Chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lí

Chính sách nhân viên chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp. Đây cũng là một vấn đề khiến các doanh nghiệp đau đầu không kém. Chính sách đãi ngộ tốt như lương thưởng là một phần, bạn hoàn toàn có thể tặng hoặc đưa ra các chính sách giảm giá, giới thiệu về sản phẩm của bạn. Điều này không chỉ giúp nhân viên của bạn trở nên thoải mái hơn mà cũng là một cầu nối giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng bên ngoài hơn.

Chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lí

Ví dụ điển hình cho việc này có thể kể đến chính sách của Samsung tại Việt Nam. Chính sách lương, thưởng, cơ sở vật chất của họ rất tuyệt vời. Hỗ trợ xe đưa đón, nơi ăn ở đều rất tốt cũng như thu nhập, đãi ngộ cao. Tuy nhiên, điều khiến Samsung gây được lòng tin của nhân viên họ chính là chính sách giảm giá. Họ giảm giá cho toàn bộ nhân viên họ khi sử dụng sản phẩm của Samsung có thể lên tới 60% tuỳ loại sản phẩm.

Và bạn có thể thấy rằng, nhân viên của Samsung đều sử dụng đồ Samsung và yêu quý nơi mà họ làm việc rất nhiều. Chả có lí do nào khiến họ không thể không giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp họ ra bên ngoài đúng không?

Vì vậy nên hãy cân nhắc về chính sách đãi ngộ nhân viên của bạn nếu bạn còn chưa thấu hiếu được tầm quan trọng của tệp khách hàng này nhé!

Môi trường làm việc năng động, sáng tạo

Hiện nay, tháp dân số tuổi Việt Nam có nhóm 25-35 chiếm nhiều nhất. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm tuổi lao động chính là từ 25-35 tuổi. Vì vậy, môi trường làm việc năng động, sáng tạo phù hợp nhất với nhóm tuổi này.

Môi trường làm việc năng động, sáng tạo

Ở độ tuổi này, ngoài thu nhập, họ có xem rằng môi trường lao động ở đây có vui vẻ, năng động không? Cũng như khi làm việc tại đây có giúp họ phát triển, học hỏi được nhiều không. Vì ý chí cầu tiến của họ rất cao nên môi trường làm việc trở nên rất quan trọng.

Việc họ hài lòng với công việc đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng giới thiệu sản phẩm của họ đến nhiều người hơn.

Có một vài mẹo để bạn có thể tham khảo xây dựng một môi trường làm việc năng động hiệu quả

  • Hãy làm một nhà quản lý truyền cảm hứng
  • Thúc đẩy việc xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các nhân viên
  • Trang trí nội thất bắt mắt
  • Bài trí khu làm việc trong văn phòng theo một cách sáng tạo
  • Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mở “chủ động ý kiến – chủ động trải lòng”
  • Tự do trong việc cá nhân hoá chỗ làm việc cá nhân

Công việc cụ thể, rõ ràng

Điều quan trọng nhất khi làm việc chính là rõ ràng. Không chỉ với nhân viên, mà kể cả bạn làm việc với các đối tác, nhà phân phối cũng vậy. Việc rõ ràng trong công việc rất quan trọng.

Đối với nhân viên, khi họ cảm thấy bạn thẳng thắn và thoải mái khi làm việc cùng, thì họ cũng sẽ không ngần ngại chia sẻ về những khó khăn của họ trong công việc. Đặc biệt quan trọng đối với các nhân viên làm việc trực tiếp với sản phẩm. Giả sử như bạn cho họ làm một công việc không cụ thể, họ không thể nào thẳng thắn nói với bạn điều này, cũng như tỉ lệ mà họ nghỉ việc cũng rất cao. Điều này còn quan trọng hơn nếu bạn có những nhân viên chuyên kiếm tra chất lượng sản phẩm. Họ có thể không nói với bạn bất cứ điều gì về sản phẩm rồi rời đi.

Phân công công việc cụ thể

Điều này tương tự với đối tác làm ăn vậy. Các nhóm đối tượng là người cung cấp, phân phối sản phẩm của bạn cũng phải rõ ràng khi làm việc. Vì nếu bạn không rõ ràng, bạn không chỉ mất nguồn cung câu của bạn, mà có khả năng những vấn đề về sản phẩm, bạn cũng không hề biết.

Sử dụng phần mềm quản lý

Quản lý khách hàng nội bộ với SimCRM

Sử dụng phần mềm quản lý như SimCRM không chỉ giúp bạn quản lý được nhân viên của mình mà còn giúp bạn quản lý được khối lượng công việc nữa. Từ đó bạn có thể nắm bắt được nhân viên nào làm việc hiệu quả hay không. Việc này không chỉ giúp bạn ra quyết định dễ dàng hơn trong việc lương thưởng, mà còn giúp họ có cơ hội thăng tiến.

Ví dụ như phầm mềm quản lý khách hàng SimCRM có 1 số module sau có thể giúp bạn quản lý doanh nghiệp tốt hơn. Đó là:

  • Module quản lý nhân sự: lữu trữ thông tin nhân viên, hợp đồng, quyền lợi.
  • Module quản lý quản lý công việc: Theo dõi hoạt động, tiền độ công việc

Từ đây bạn có thể đưa ra các giải pháp kịp thời cho nhân viên, giảm tỉ lệ nghỉ việc cũng như có lí do cho việc tăng lương hay cắt giảm nhân viên.

Khách hàng nội bộ doanh nghiệp cũng chính là khách hàng của bạn

Qua các thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu về khách hàng nội bộ quan trọng như nào. Việc bạn sử dụng chiến lược khách hàng nội bộ tốt sẽ có rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bạn. Bạn có thể nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu sản phẩm. Từ đó, bạn có thể cải thiện sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Cũng như việc người vị khách hàng này là một đầu mối trung gian với những người khách hàng bên ngoài của bạn nữa.

Vậy nên, khách hàng bên trong doanh nghiệp bạn cũng chính là khách hàng của bạn.

Nếu bạn có thắc mắc hay có câu hỏi gì cần giải đáp, hãy comment phía dưới! SimCRM sẽ cố gắng giải quyết câu hỏi của bạn.