Chuyển đổi số ngành du lịch – Xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại mới
Thời đại công nghệ 4.0 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong các ngành kinh tế và du lịch cũng không hề ngoại lệ. Chuyển đổi số ngành du lịch đã nhen nhóm và hình thành trên thế giới và tại Việt Nam từ khá lâu trước đây. Hơn nữa, trong bối cảnh đại dịch hoành hành, việc chuyển đổi số ngành du lịch lại càng phát triển mạnh hơn và trở thành xu hướng tất yếu trong ngành. Các doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của du khách, đồng thời giúp doanh nghiệp thay đổi tư duy quản lý, xây dựng sản phẩm du lịch thông minh hơn. Vậy cụ thể chuyển đổi số ngành du lịch là gì và liệu nó có thực sự lợi hại đến vậy, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Chuyển đổi số là gì?
“Chuyển đổi số” là cụm từ ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong thời gian gần đây. Hiểu đơn giản, chuyển đổi số hay digital transformation chính là việc thay đổi các mô hình cũng như cách thức hoạt động của hệ thống tổ chức, doanh nghiệp bằng cách ứng dụng các tính năng công nghệ số hiện đại, để tạo ra những cơ hội mới và giá trị mới.
Cụ thể hơn, chuyển đổi số sẽ mang tới các lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Tối ưu chi phí, tối đa lợi nhuận.
- Cải thiện chiến lược khách hàng và hệ thống vận hành.
- Phân tích nhanh chóng và bảo mật dữ liệu an toàn.
- Tập trung hơn vào khách hàng tiềm năng.
- Phân khúc thị trường chính xác phù hợp với doanh nghiệp.
- Tăng trải nghiệm cho khách hàng.
- Quản lý, liên kết các phòng ban trong nội bộ tổ chức dễ dàng.
- Tăng tỷ lệ tiếp xúc/tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Tại sao ngành du lịch phải chuyển đổi số?
Ứng dụng công nghệ số để phát triển du lịch thông minh đã được thế giới và Việt Nam thực hiện từ nhiều năm nay. Khi đại dịch xuất hiện trên toàn cầu và gây thiệt hại lớn tới nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, hoạt động chuyển đổi số ngành du lịch lại càng được đẩy mạnh hơn nữa. Đây có thể coi là giải pháp hữu hiệu cho dịch vụ lữ hành, bởi những lý do sau:
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng tốt hơn
Chuyển đổi số ngành du lịch sẽ giúp phục vụ khách hàng tốt hơn nhờ việc cá nhân hóa những trải nghiệm của khách hàng. Các doanh nghiệp du lịch có thể cá nhân hóa các gói ưu đãi dựa trên chính sở thích của khách hàng nhờ công nghệ tiên tiến như big data và điện toán đám mây. Chuyển đổi số ngành du lịch sẽ giúp cá nhân hóa hiệu quả đem lại thành công cho doanh nghiệp. Ví dụ: Bằng cách triển khai big data giúp cung cấp thông tin chi tiết, giá trị về thói quen của khách du lịch (ví dụ: điểm đến yêu thích, hãng hàng không tin tưởng…), dựa vào đó các công ty du lịch có thể thiết kế ưu đãi phù hợp thu hút khách hàng.
Thời đại di động lên ngôi
Theo báo cáo về du lịch của Criteo, hơn 1/3 dân số thế giới sử dụng thiết bị di động để đặt phòng khách sạn, đặt tour du lịch. Khách hàng hiện nay thường mong đợi một trải nghiệm di động liền mạch khi họ đi du lịch, từ việc lập kế hoạch thông qua ứng dụng, tới việc tìm kiếm địa điểm vui chơi cùng những ưu đãi có được sau khi sử dụng ứng dụng. Bởi vậy, để có thể tạo ra những ứng dụng di động tiếp cận khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển đổi số trong du lịch.
Thế giới hiện đang hoạt động theo data
Ngày nay, rất nhiều thông tin được cung cấp thông qua các ứng dụng và công nghệ do AI hỗ trợ, để khách có thể truy cập thông tin bất cứ lúc nào, từ bất kỳ thiết bị nào. Vì nhiều thiết bị được kết nối với Internet of Things (IoT), nên có nghĩa là ngành du lịch sẽ bắt đầu tận dụng dữ liệu đó để cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Khi doanh nghiệp càng biết nhiều về khách của mình, thì họ càng có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nếu dữ liệu IoT báo cáo rằng một khách hàng đã đến thăm khu nghỉ dưỡng của họ hàng năm, với việc ứng dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể cài đặt hệ thống tự động gửi tin nhắn hỏi khách xem họ có muốn đặt phòng nữa trong năm nay hay không.
Đại dịch hoành hành buộc phải hạn chế tiếp xúc
Trong bối cảnh dịch bệnh, mọi hoạt động tiếp xúc buộc phải hạn chế, thì những hoạt động kinh doanh trực tiếp gần như bị “đóng băng”. Vì vậy, chuyển đổi số ngành du lịch sẽ giúp doanh nghiệp giữ được sự kết nối với các khách hàng của mình. Họ phải liên kết các thành tố trong chuỗi cung ứng giúp khách hàng thực hiện trải nghiệm du lịch một cách trực tuyến. Có rất nhiều doanh nghiệp đã từng bước ứng dụng công nghệ vào du lịch, giúp du khách mua vé tham quan, thanh toán dịch vụ từ xa hay sử dụng hệ thống thuyết minh tự động, khám phá di sản bằng công nghệ 3D… tiện lợi hơn bao giờ hết.
Làm thế nào để chuyển đổi số trong du lịch hiệu quả?
Nếu chuyển đổi số là xu thế tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong tương lai, vậy làm thế nào để chuyển đổi số hiệu quả? Câu trả lời đều nằm trong 4 bước thực hiện sau đây.
Bước 1: Xác định mục tiêu, mong muốn
Chuyển đổi số trong du lịch thành công chắc chắn sẽ đem tới nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Ví dụ như tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc học theo, vội vàng đưa công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp nhưng áp dụng nửa vời, không rõ vấn đề cốt lõi, không có kế hoạch cụ thể dễ khiến doanh nghiệp thất bại, tốn kém tiền bạc và thời gian.
Do đó, thay vì vội vã áp dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về quy trình kinh doanh và có sự thấu hiểu thị trường để phác thảo lộ trình chuyển đổi thích hợp.
Bước 2: Đánh giá khả năng, mức độ sẵn sàng
Tiếp theo sau khi đã có định hướng rõ ràng về lộ trình chuyển đổi số. Cần xét đến các yếu tố là con người và dữ liệu. Con người được xem là phần quan trọng nhất, nếu không có tư duy của người sử dụng thì công nghệ cũng trở nên vô nghĩa. Còn hệ thống Dữ liệu cũng không kém phần quan trọng. Toàn bộ hệ thống dữ liệu của Doanh nghiệp Du lịch sẽ bao gồm dữ liệu Khách hàng, đại lý, Nhà cung cấp, Tour sản phẩm, bảng chiết tính giá, template chương trình Tour, danh sách Booking, hệ thống quyết toán, dữ liệu thu, chi, kế toán, công nợ, doanh thu, doanh số… Đây đều được xem là những tài sản quan trọng và là điều kiện đủ cho bước chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Bước 3: Xem xét quy trình vận hành & đề xuất thay đổi
Các lãnh đạo cần xem xét dấu hiệu dựa trên số liệu để đánh giá độ trưởng thành về quy trình của doanh nghiệp mình. Nhờ những suy luận trực quan, số liệu cụ thể và chi tiết, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm được hướng đi hợp lý cho mình
Bước 4: Chọn giải pháp tối ưu và phù hợp
Hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành nghiên cứu chuyển đổi số trong du lịch hay bất kì một ngành nào khác đều phân vân giữa những lựa chọn như: Tự xây dựng một hệ thống quản trị theo quy trình của mình, áp dụng giải pháp của các công ty công nghệ đã xây dựng sẵn, hay sử dụng các giải pháp của các công ty công nghệ có khả năng tùy chỉnh theo quy trình của từng doanh nghiệp
Tự xây dựng hệ thống quản trị
Nếu doanh nghiệp tự xây dựng một hệ thống quản trị, họ có thể hạn chế tối đa việc thay đổi quy trình. Bởi, doanh nghiệp luôn hiểu quy trình của mình nhất. Do đó, việc tự thiết kế và thực hiện một hệ thống quản trị sẽ bám sát được các đặc điểm riêng của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được điều này. Nguồn nhân lực chuyên môn khó kiếm, cũng như chi phí tài chính đắt đỏ cho việc tư xây dựng cũng là các nhược điểm của phương án này.
Sử dụng nền tảng có sẵn
Khi doanh nghiệp chọn giải pháp sử dụng nền tảng của các công ty công nghệ đã lập sẵn, họ cần phải cân nhắc mọi tình huống có thể xảy ra. Vì khi lựa chọn giải pháp một cách không kỹ càng, dễ dẫn đến tốn kém chi phí do việc tích hợp các nền tảng này theo đúng quy trình nghiệp vụ khá khó khăn. Ví dụ: đối với một doanh nghiệp muốn chuyển đổi số bằng cách sử dụng nền tảng có sẵn, tuy nhiên công ty lại có nhiều quy trình khác nhau như quy trình bán hàng, quy trình quản lý nhân sự…. Và không phải nền tảng sẵn có nào cũng hỗ trợ tất cả các quy trình này trong một phần mềm. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn riêng lẻ từng nền tảng với những cách hoạt động khác nhau. Việc này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thống nhất thông tin trên cùng một hệ thống và quản lý thông minh các hoạt động của doanh nghiệp. Thậm chí chi phí tích hợp nền tảng cũng không hề rẻ.
Chọn giải pháp tùy chỉnh linh hoạt
Như đã thấy ở trên, việc lựa chọn các giải pháp của công ty công nghệ có khả năng tùy chỉnh theo quy trình của doanh nghiệp sẽ là lựa chọn tối ưu hơn cả. Ví dụ như với giải pháp quản trị doanh nghiệp SimERP đang khá phổ biến hiện nay. Giải pháp này có tính linh hoạt cao cho việc chuyển đổi số. Vì thế sẽ ứng dụng phù hợp với mọi quy trình của doanh nghiệp. Với khả năng tùy chỉnh linh hoạt của các giải pháp chuyển đổi số này chắc chắn doanh nghiệp sẽ không phải tốn kém để nghiên cứu phát triển phần mềm mới, hay tìm cách tích hợp các nền tảng với nhau.
Tạm kết
Chuyển đổi số ngành du lịch chính là một xu hướng phát triển tất yếu, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh nguy hiểm như hiện nay. Việc chuyển đổi số trong du lịch là vô cùng cần thiết, giúp các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và phát triển, thích nghi tốt với đại dịch. Bởi vậy, đa số các doanh nghiệp đều không muốn đứng ngoài “cuộc chơi” trở thành “kẻ thua cuộc”.
Tuy nhiên, để chuyển đổi số ngành du lịch nói riêng hay chuyển đổi số nói chung một cách thành công sẽ cần tới các giải pháp có khả năng tùy chỉnh linh hoạt với quy trình riêng của doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo các giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện như SimERP, MISA AMIS….