Dự đoán 7 số xu hướng thiết kế web nổi bật trong tương lai

Dự đoán 7 số xu hướng thiết kế web nổi bật trong tương lai

Mỗi một năm trôi qua sẽ có rất nhiều sự thay đổi cũng như có những điều mới mẻ xuất hiện, và ngành thiết kế cũng như vậy, trong đó có thể nhắc đến xu hướng thiết kế cho trải nghiệm web kỹ thuật số và trên các thiết bị di động. Tuy không chắc chắn liệu những xu hướng này liệu có được áp dụng rộng rãi trong ngành thiết kế hay không, nhưng chúng ta vẫn có thể điểm qua một số “ứng cử viên” sáng giá, có tiềm năng trở thành “hot trend” trong tương lai. 

Những khuynh hướng thiết kế nào hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới?

Những cải tiến về công nghệ giọng nói đang phát triển gần đây đang hoạt động và như muốn tiếp cận người dùng cách họ tương tác với các sản phẩm kỹ thuật số như thế nào. Bên cạnh đó, không thể không kể đến một số xu hướng trực quan nổi bật như: Tương tác toàn màn hình, nền tối, 3D và đồ họa siêu thực. Công nghệ sinh trắc học vân tay được ứng dụng ngày một rộng rãi nhằm tăng cường hàng rào bảo mật cho người dùng trên thiết bị di động. 

Trải nghiệm thị giác khi lướt web được tăng cường với loạt tinh chỉnh vô cùng sáng tạo 

  1. Đồ họa chuyển động (Motion Graphics): Xu hướng thiết kế mang tinh thần năng động

Các hình ảnh hoạt hoạ (Animation) mang lại sự năng động cho giao diện người dùng và dự đoán sẽ còn hiệu quả trong vài năm tới. Trong thời đại ngày nay, chúng t tiếp cận một lượng thông tin nhiều hơn bao giờ hết và chẳng muốn dành thời gian đọc các bài viết có cấu trúc lỗi thời cũng như không có hình ảnh liên quan. Mọi người sẽ quan tâm hơn đến các bài viết có thêm hình ảnh động vì nó trông hấp dẫn, đỡ chán hơn hẳn. Chính vì thế, những kỹ thuật trong thiết kế này sẽ biến dữ liệu thành nội dung dễ tiếp nhận hơn và làm cho giao diện người dùng trở nên tự nhiên hơn.

motion graphic markdao

Do đó, chúng ta có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng của các trang web mang yếu tố hoạt hoạ và có khả năng tương tác cao trên các thiết bị di động. Đồ họa chuyển động trong ứng dụng và trang web sẽ khiến người dùng kinh ngạc bởi “sự thông minh” mà nó mang lại, bởi nó sẽ phản ứng với các tương tác của người dùng và sẽ giúp điều hướng người dùng tốt hơn.

Đồ họa chuyển động sẽ biến đổi trải nghiệm người dùng bằng cách:

  • Thu hút sự chú ý về những gì nên làm hoặc những gì sẽ xảy ra tiếp theo
  • Tạo ra các chuyển tiếp mượt mà và dễ chịu hơn về mặt thị giác
  • Mang lại sự đa dạng về mặt thẩm mỹ
  • Đưa ra hướng dẫn tốt nhất thông qua các hoạt động phức tạp
  • Xác nhận các hành động của người dùng trong quá trình thao tác
  1. Kết cấu siêu thực: Chân thật đến mức muốn chạm tay vào ngay 

Người dùng chẳng còn mặn mà mấy với các thiết kế web và thiết kế ứng dụng dành cho thiết bị di động có đồ họa pixel như trước đây. Ngày nay, mọi người muốn có một chút gì đó chân thực, sống động và thậm chí là “thô nhưng thật”. Do đó, không khó hiểu khi xu hướng thiết kế giao diện có kết cấu chân thực dễ dàng bùng nổ thành “trend”. Chúng ta sẽ thấy chúng xuất hiện trên nhiều trang web, trên các yếu tố thiết kế giao diện người dùng di động và các nền tảng kỹ thuật số khác.

thiet ke sieu thuc markdao

Quay về năm 2020, thiết kế phẳng chiếm ưu thế trong ngành thiết kế. Nhưng ở thời điểm hiện tại, các thiết kế vét tơ phải lùi lại và nhường bước và nhường sân khấu cho các thiết kế có kết giàu tính chân thực hơn.

  1. Trình chiếu toàn màn hình (full-screen): Nhân đôi sự sống động cho giao diện

Các thiết kế mới cho các thiết bị di động mới có thể sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên với hiệu suất toàn màn hình vô cùng sống động. Qua từng năm, kích thước màn hình ngày càng mở rộng, trong bối cảnh khoảng thời gian sử dụng của người dùng ngày càng ngắn lại.

full screen markdao

Cơ hội duy nhất để tăng thời gian sử dụng của người dùng và cải thiện tỷ lệ thoát trang chính là tạo ra một giao diện “đã mắt”, và chế độ toàn màn hình hiện đang làm tốt điều đó. Chúng ta sẽ thường nhìn vào thanh thông báo trên cùng của thiết bị, mà đây lại chính là yếu tố gây xao nhãng và giờ đây nó đã được khắc phục với xu hướng toàn màn hình. Xu hướng này sẽ mở ra một thế giới tương tác kỹ thuật số hoàn toàn mới, không có yếu tố gây phân tâm và khắc phục nhiều hạn chế trước đây.

  1. Chế độ nền tối (Dark mode): Khi sự huyền bí của màn đêm lên ngôi

Sự huyền bí luôn có sức hút mạnh mẽ đối với con người; cũng chính vì thế mà chế độ nền tối đã trở thành xu hướng trong thiết kế UX/UI trong vài năm trở lại đay. UI với nền tối được đánh giá là có tính trang nhã, thanh lịch nhưng vẫn tạo được phong cách riêng. Chúng mang đến sự hấp dẫn và thêm phần quyến rũ cho không ít sản phẩm kỹ thuật số.

dark mode markdao

Phản hồi về chế độ này khá đa dạng. Một số người dùng cảm thấy sử dụng nền tối khiến họ ít bị phân tâm hơn so với các thiết kế chế độ nền sáng (Light mode). Trong khi đó, một số người khác nói rằng cảm thấy chế độ tối giúp giảm mỏi mắt và mang lại sự hài lòng về mặt thẩm mỹ. Chế độ này còn giúp kéo dài tuổi thọ pin của các thiết bị, nâng cao được khả năng tiếp cận và dễ dàng che giấu các điểm ảnh bị lỗi.

  1. Yếu tố 3D siêu thực: Xu hướng lấy cảm hứng từ công nghệ VR

Nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng công nghệ và thực tế tăng cường AR và thực tế ảo  VR trong trải nghiệm người dùng. Nó đã truyền cảm hứng cho xu hướng thiết kế giao diện người dùng thế hệ tiếp theo – các yếu tố 3D siêu thực. Công nghệ này gần như xoá bỏ ranh giới giữa thế giới kỹ thuật số và thực tế. Thiết kế 3D làm cho trải nghiệm người dùng trở nên thu hút và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Một ví dụ tuyệt vời là chế độ xem 360 cho phép người dùng xem toàn cảnh và có cái nhìn toàn diện hơn về không gian hoặc một quy trình nào đó.

thiet ke 3d markdao

Cải tiến cảm ứng bằng giọng nói: Lớn hơn và tuyệt vời hơn bao giờ hết!

Người dùng ngày càng cảm thấy nhàm chán với những màn hình cảm ứng bằng tay thông thường. Họ muốn có các tiện ích bổ sung, cho phép họ điều khiển thiết bị bằng giọng nói. Cơ hội tương tác với trải nghiệm kỹ thuật số thông qua lệnh thoại mở ra một thế giới quan về mối quan hệ giữa người dùng sản phẩm và các hoạt động thường nhật, tạo nên sự thuận tiện và tự nhiên hơn nhiều lần. Giao diện điều khiển bằng giọng nói là bước chuyển biến tuyệt vời trong thiết kế UX.

Công nghệ giọng nói mang lại cho chúng ta nhiều thuận tiện, song điều đó không có nghĩa là nó khiến chúng ta cảm thấy an toàn. Ngược lại, nó buộc chúng ta phải từ bỏ thói quen sử dụng những sản phẩm kỹ thuật số trước đây và trải nghiệm một thứ hoàn toàn mới. Các khó khăn trong thời gian đầu mới sử dụng là không thể tránh khỏi. Đó là còn chưa kể đến các vấn đề về phát âm, ngôn ngữ… 

Sinh trắc học: An toàn hơn và giúp con người bước vào thời đại “không mật khẩu”

Tất cả chúng ta đang sống trong thế giới mà các cuộc tấn công trên không gian mạng diễn ra từng phút. Chúng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thực, điển hình như các vụ hack tài khoản ngân hàng, rò rỉ dữ liệu công ty và sử dụng bất hợp pháp thông tin khách hàng. An ninh mạng ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Là một trong những công nghệ bảo mật hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại, sinh trắc học cho phép người dùng tự bảo vệ tốt  dữ liệu và thiết bị điện tử. Mặc dù dấu vân tay, nhận diện khuôn mặt và nhận dạng giọng nói không phải là phát kiến mới, nhưng chúng vẫn được ưa chuộng trong thiết kế trải nghiệm người dùng, và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 

Hy vọng rằng những xu hướng mà chúng tôi đã liệt kê ở trên sẽ truyền cảm hứng cho các sản phẩm digital sắp tới của bạn. Xu hướng là như thế, nhưng việc ứng dụng có thành công hay không vẫn phụ thuộc phần lớn vào sự tính toán và sáng tạo của bạn, dựa trên sự thấu hiểu về hành vi người dùng.