Chữ ký gmail là một phần không thể thiếu đối với đa số người sử dụng thư điện tử bởi những lợi ích và giá trị đáng kể mà nó đem lại. Vậy cần những bước nào để tạo và sửa chữ ký trong gmail? Các mẫu chữ ký mail chuyên nghiệp có cấu trúc ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
Chữ ký gmail là gì?
Chữ ký email chính là một tấm danh thiếp được đính kèm phía dưới mỗi bức thư điện tử. Thông thường, tấm danh thiếp bao gồm các thông tin cá nhân của người gửi như họ và tên, năm sinh, địa chỉ, nơi làm việc cũng như liên kết tới hồ sơ mạng xã hội. Đôi khi, nhiều cá nhân còn để hình ảnh cá nhân vào chữ ký gmail nhằm tạo sức hấp dẫn và sự thu hút của nó.
Có rất nhiều lợi ích để người sử dụng cài đặt chữ ký email. Thứ nhất, đó là một công cụ marketing rất hiệu quả. Ngày nay, số lượng người sử dụng gmail đã tăng lên đáng kể và sự phổ biến của gmail ngày càng rõ rệt. Việc gắn danh thiếp có thể giúp bạn giới thiệu một số thông tin cơ bản của cá nhân cũng như doanh nghiệp đến người nhận thư điện tử. Bên cạnh đó, chữ ký gmail cho phép người dùng chèn link website của doanh nghiệp, do đó, người nhận có thể truy cập vào đường link với chỉ một cú click chuột.
Thứ hai, người nhận và người gửi có thể tương tác dễ dàng hơn. Thông qua chữ ký trong gmail, người nhận biết nhiều thông tin hơn của người gửi cũng như các đường link để truy cập các mạng xã hội mà người gửi cung cấp. Nhờ đó, người nhận có nhiều phương tiện khác nhau để kết nối, liên lạc với đối phương một cách nhanh chóng. Ví dụ, trong trường hợp không thể gọi vào số điện thoại người gửi, người nhận có thể tương tác, nhắn tin trên Facebook hoặc Instagram.
Thứ ba, chữ ký gmail làm bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Chữ ký email xuất hiện sau nội dung mà bạn muốn gửi đến khách hàng, đó không chỉ là thông tin của bạn mà nó còn thể hiện một ý nghĩa rằng: Hãy liên lạc với tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, tôi luôn ở đây và sẵn sàng giúp đỡ bạn. Tấm danh thiếp đem đến cho người nhận cảm giác an tâm và được chào đón.
Hướng dẫn tạo chữ ký gmail
SimERP xin giới thiệu tới bạn một số yếu tố cơ bản để tạo chữ ký email đẹp và thu hút nhất, đồng thời chúng cũng được sắp xếp theo thứ tự của các bước xây dựng một chữ ký email điển hình:
- Đầu tiên, bạn cần cung cấp họ và tên, chức vụ hiện tại (có thể liệt kê nhiều chức vụ hoặc lựa chọn cái cao nhất), và tên công ty hiện tại bạn đang làm việc
- Sau đó, một số thông tin liên lạc chính: địa chỉ email, số điện thoại, link website, link mạng xã hội (thường là Facebook – mạng xã hội với số lượng người dùng đông đảo nhất hiện nay) hoặc tài khoản Zalo, Skype.
- Cuối cùng là phần hình ảnh và logo: Đây là phần không bắt buộc nhưng nó có thể để lại ấn tượng tốt với đối tác và khách hàng, thậm chí, giúp họ dễ dàng nhận ra bạn ngay từ lần gặp gỡ trực tiếp đầu tiên. Chúng tôi khuyến khích bạn dành chút thời gian để thực hiện bước này bởi vì nó sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
Cách cài đặt chữ ký gmail
Đăng nhập vào tài khoản gmail của bạn
Truy cập vào mục Setting
Click vào “Xem tất cả chế độ cài đặt”
Click vào mục “Tạo mới”
Đặt tên cho chữ ký mới
Ghi thông tin của chữ ký
Lựa chọn các mục ở “Chữ ký mặc định”
Lưu thay đổi
Để thêm chữ ký gmail khác, người dùng cần thực hiện các thao tác rất đơn giản. Chỉ cần click vào mục “tạo mới” và thực hiện các bước giống như bắt đầu cài đặt chữ ký ban đầu là bạn đã có một chữ ký khác để lựa chọn trong quá trình sử dụng.
Khi bạn có nhiều lựa chọn chữ ký và muốn sử dụng một chữ ký mặc định cho hầu hết các email, hãy cài đặt loại chữ ký mà bạn muốn người nhận thấy ở mục “Chữ ký mặc định”
Để thay đổi chữ ký gmail, người dùng click vào biểu tượng “Chỉnh sửa chữ ký” và sửa chữ ký mà mình muốn.
Một số mẫu chữ ký gmail chuyên nghiệp
Tạo chữ ký email đẹp theo chiều ngang
Tạo chữ ký gmail đẹp online bằng cách sắp xếp thông tin theo chiều dọc
Sử dụng màu sắc nổi bật, thu hút người nhận
Chèn ảnh vào chữ ký gmail
Thêm link video vào chữ ký gmail
Kết luận
Qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn cách tạo chữ ký gmail trên điện thoại cũng như trên máy tính. Đồng thời, SimERP cũng đã gợi ý các mẫu chữ ký email đẹp cá nhân và được nhiều người sử dụng. Hy vọng rằng, bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn về chữ ký email qua bài viết này và áp dụng thành công vào các hoạt động sử dụng thư điện tử.