Site icon WoTech – Chuyên gia IT luôn bên bạn

SEO onpage là gì? Làm sao để tối ưu hóa SEO onpage hiệu quả nhất?

SEO onpage là gì? Câu hỏi làm khó nhiều doanh nghiệp lần đầu bước vào thế giới SEO

SEO onpage được định nghĩa là công việc bao gồm nhiều tác vụ, thao tác mà SEO-er thực hiện tối ưu hóa trực tiếp trên các trang web sao cho chúng được xếp hạng cao hơn trên bảng kết quả mà công cụ tìm kiếm trả về, từ đó giúp trang web đạt nhiều lưu lượng truy cập hơn, tiếp cận nhiều khách hàng phù hợp hơn từ nguồn tìm kiếm tự nhiên (organic search, khác với tìm kiếm trả phí – paid search). Công việc này bao gồm tới ưu hóa mã HTML, sáng tạo và làm phong phú nội dung trang web, tái cấu trúc nội dung trang sao cho phù hợp nhất với người dùng. 

Vậy điểm khác nhau giữa SEO offpage và SEO onpage là gì?

Vai trò của SEO offpage và SEO onpage là gì? Nhìn chung, SEO onpage là mảng chịu trách nhiệm về phần nội dung và mã nguồn HTML của trang mục tiêu. Trái ngược với onpage, SEO offpage sẽ chịu trách nhiệm về phần xây dựng và tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài nhưng có ảnh hưởng đến trang web ví dụ như liên kết (backlinks), sự tương tác, chia sẻ trên các trang mạng xã hội, vv. 

Cả 2 công việc SEO on-page và off-page đều có vai trò nhất định trong việc cải thiện xếp hạng của trang web. Một website mặc dù làm tốt mảng SEO offpage nhưng không được tối ưu hóa onpage thì vẫn không thể có được thứ hạng cao nhanh chóng và dễ dàng như website được tối ưu hóa cả hai. Vì vậy, hãy hiểu rằng những hiểu biết về những điểm khác nhau giữa 2 loại SEO sẽ giúp chúng ta biết được cách dung hòa chúng trong cùng một chiến lược tối ưu hóa bất kỳ website nào vì hiển nhiên, giữa hàng trăm triệu website xuất hiện trên mạng Internet, không website nào giống website nào. 

Checklist những việc cần làm khi tối ưu hóa SEO onpage

Trong vài năm qua, các quy tắc on-page trong ngành SEO đã có nhiều thay đổi khi mà Google liên tiếp cho ra đời nhiều thuật toán tìm kiếm bổ sung cho công cụ của họ nhằm mục đích đem lại kết quả quả tìm kiếm tối ưu nhất cho người dùng. Càng ngày các thuật toán của bộ máy Google càng trở nên tinh vi hơn, nhiều yếu tố, liên quan đến nhiều khía cạnh hơn được thêm vào cách mà Google sẽ index và xếp hạng trang web của bạn. Vậy những yếu tố mà bạn phải quan tâm khi triển khai SEO onpage là gì?

Vậy bí kíp để thực hiện thành công một dự án SEO onpage là gì?

Để thực hiện chiến lược SEO onpage thành công, chúng tôi chỉ xin phép đưa ra duy nhất một đáp án: Hãy đặt lợi ích của người dùng/người truy cập website lên hàng đầu. Có rất nhiều thành phần trong một trang web có ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang (index) và xếp hạng trang web đó cũng như trải nghiệm của khác truy cập. Chính vì vậy, câu chuyện SEO onpage của năm 2019 không chỉ dừng lại ở việc tối ưu hóa website sao cho “thuận mắt” các công cụ tìm kiếm nữa mà điều quan trọng là bạn phải giữ chân người dùng ở lại trang web càng lâu, kích thích họ tương tác càng nhiều trên trang web.

Tiêu đề trang và những điều cần lưu ý khi tối ưu hóa SEO onpage

Chức năng của Tiêu đề trang trong SEO onpage là gì? Tiêu đề trang (hay còn gọi là Title Tag) là một trong những yếu tố quan trọng nhất bạn cần chú ý đến khi tối ưu hóa onpage. Title Tag là phần nội dung rút ngắn sẽ xuất hiện ở đầu tab trình duyệt, bên phải logo của trang). Đây cũng là tiêu đề của kết quả tìm kiếm được Google hiển thị trên các trang SERPs. Các mạng xã hội cũng sử dụng Title Tag như tên bài post khi ai đó chia sẻ URL trang của bạn về tường của họ. Chính vì sự xuất hiện liên tục và vị trí nổi bật của phần nội dung này mà chúng có giá trị SEO rất lớn, là một trong những yếu tố xếp hạng SEO quan trọng nhất. 

Một vài tip để hoàn thiện Tiêu đề trang khi làm SEO onpage là gì? Nhanh chóng cập nhật chúng cùng Markdao nhé!

  • Tiêu đề trang phải chứa từ khóa chính. Ngoài ra, nếu là Tiêu đề trang cho trang chủ thì phải chứa tên thương hiệu. 
  • Từ khóa chính nên nằm ở vị trí càng gần đầu càng tốt
  • Từ khóa có thể được lặp lại, nhưng không được quá 3 lần
  • Bạn có thể đặt nhiều hơn 1 Title. Mỗi title nên cách nhau bằng ký hiệu “|” hoặc “–“ 
  • Độ dài tối ưu cho Tiêu đề trang là khoảng 50 – 60 ký tự
  • Tiêu đề trang nên ngắn gọn, mạch lạc, xúc tích
  • Tránh dùng từ ngữ nhạy cảm, tiêu cực, không có tiềm năng SEO trong Tiêu đề trang
  • Sử dụng các kỹ thuật dùng từ để tạo tiêu đề gây ấn tượng cho người đọc chỉ trong 3s đầu tiên

Những tiêu chuẩn về nội dung cần có trong SEO onpage là gì?

Những yếu tố cần quan tâm khi tối ưu SEO onpage là gì? Nội dung là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiến độ và thành công của chiến lược tối ưu hoá onpage. Hãy chắc chắn rằng nội dung các nội dung trên website của bạn có chứa từ khóa mục tiêu phù hợp và có liên quan đến các từ khóa đó. Từ khóa nên được dàn trải đều xuyên suốt bài viết và độ dài bài viết nên nằm ở mức tương đối (trên 600 chữ). Điều này sẽ giúp website thu hút được nhiều lược click chuột cũng như thời gian người dùng ở lại trang cũng sẽ lâu hơn, đây đều là những yếu tố xếp hạng bổ sung trong tối ưu hoá onpage. 

Bên cạnh từ khóa thì sự liên kết trong các nội dung mà bạn đăng tải (bao gồm của nội dung chữ, hình ảnh, video mà bạn đăng tải lên trang web) cũng có ảnh hưởng đến việc Google sẽ ranking trang web của bạn như thế nào? Muốn website thu hút người dùng thì nội dung phải dễ đọc, dễ hiểu, tươi mới, cập nhật xu hướng và hợp thời. Quan trọng nhất, hãy nhớ bạn viết nội dung để người dùng đọc chứ không phải cho công cụ tìm kiếm đọc. Nếu không thể cập nhật nội dung website hàng tuần, hãy cố gắng làm điều đó mỗi tháng hoặc tệ nhất là mỗi quý. 

Vai trò, ý nghĩa của những từ khóa trong SEO onpage

Một trong những tác động ảnh hưởng đến việc SEO onpage là gì? Từ năm 2018, nhờ những thành tựu đạt được trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) mà Google đã có đủ “thông minh” để hiểu về sự liên hệ giữa từng đồng nghĩa và những từ có liên quan đến từ khóa mục tiêu về mặt ngữ nghĩa. Bây giờ, một trang hiển thị kết quả tìm kiếm (SERP) vẫn có thể hiển thị những trang không chứa từ khóa hoặc cụm từ nằm trong truy vấn tìm kiếm trong tiêu đề hoặc meta tag của chúng. Nhìn chung sự cập nhật này gây ra một số ảnh hưởng tương đối đáng kể đến các từ khóa khi làm SEO. Tất nhiên từ khóa vẫn đóng vai trò quan trọng và việc xây dựng kế hoạch từ khóa là vẫn cần thiết. Nhưng giờ đây bạn không còn phải quá chú tâm đến việc phải chính xác đến từ ký tự trong bộ từ khóa mà bạn soạn. 

Tiêu chuẩn để tạo cho URL hoàn hảo cho website khi SEO onpage

Những việc SEO-ers có thể làm để tạo ra chuỗi URL hoàn hảo khi thực hiện SEO onpage là gì? Khi viết các chuỗi URL, chúng phải ngắn gọn, súc tích và dễ đọc. Khi phân tích độ dài tiêu chuẩn của URL, Ahrefs (công cụ phân tích các thông số của website lớn nhất hiện nay) nhận ra rằng các URL ngắn hơn có xu hướng giúp website được xếp hạng tốt hơn. Trong báo cáo họ cũng đưa ra kết luận rằng những chuỗi URL với ít thư mục con cũng sẽ được Google chấm điểm cao hơn. Một trong những tip mà bạn có thể áp dụng  bạn có hai trang hiển thị gần như cùng một nội dung hoặc thông tin, hãy thiết lập thẻ chuyển hướng 301 hoặc thẻ chuẩn hóa (rel=canonical) sang trang mạnh hơn. Điều này tránh nội dung trùng lặp và hiển thị cho Google trang nào để xếp hạng.

Trải nghiệm người dùng trong SEO onpage đóng vai trò thế nào?

Yếu tố mang lại một trải nghiệm hài lòng của người dùng khi bạn đã tối ưu SEO onpage là gì? Đã bao giờ bạn gặp tình trạng click vào trang kết quả được Google đề xuất và phải đợi rất lâu mà trang đó vẫn chưa load xong? Bạn sẽ làm gì tiếp theo? Nhiều khả năng bạn sẽ bấm trở lại và chọn một trang kết quả khác, đúng chứ? Rất nhiều người dùng cũng sẽ như bạn đấy! Thế điều mà chúng tôi muốn nói đến khi kể về trường hợp này khi bàn về

Đã bao giờ bạn gặp tình trạng click vào trang kết quả được Google đề xuất và phải đợi rất lâu mà trang đó vẫn chưa load xong? Bạn sẽ làm gì tiếp theo? Nhiều khả năng bạn sẽ bấm trở lại và chọn một trang kết quả khác, đúng chứ? Rất nhiều người dùng cũng sẽ như bạn đấy! Thế điều mà chúng tôi muốn nói đến khi kể về trường hợp này khi bàn về SEO onpage là gì? Chính là việc tốc độ load trang nói riêng và trải nghiệm người dùng nói chung cực kỳ quan trọng khi bạn làm tối ưu hoá onpage. Bên cạnh đó, xây dựng mô hình website tương thích mới nhiều kích thước màn hình, nhiều loại thiết bị cũng như thiết cập cấu trúc (flow) website sao cho logic để người dùng dễ dàng điều khiển theo ý họ cũng là những mảng rất được chú trọng trong thời gian này. 

Tóm lại, những yếu tố mà chúng tôi đã đề cập ở trên ít nhiều đều có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và đều được công nhận là những tiêu chí hàng đầu để Google đánh giá một website. Làm sao cho những người truy cập trang web nhận được thông tin cần thiết mà họ mong muốn một cách dễ dàng, đơn giản từ những “dịch vụ” mà website có thể cung cấp đang trở thành một trong những xu hướng dẫn dầu trong ngành SEO.  

Exit mobile version