WoTech – Chuyên gia IT luôn bên bạn

TÌM HIỂU VỀ CÁC CHUẨN HÌNH ẢNH TRÊN CAMERA GIÁM SÁT

TÌM HIỂU VỀ CÁC CHUẨN HÌNH ẢNH TRÊN CAMERA GIÁM SÁT

()

Hiện nay camera giám sát có các chuẩn hình ảnh phổ biến là HD-TVI, HD-CVI, AHD và Analog. Với sự phát triển đột phá, chuẩn hình ảnh trên camera giám sát được phát triển giúp nâng cao chất lượng hình ảnh của camera, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng.

Trong bài viết hôm nay, mời các bạn cùng KBVISION tìm hiểu về các chuẩn hình ảnh trên camera giám sát hiện nay để hiểu rõ hơn và phân biệt được sự khác nhau của mỗi công nghệ nhé!

HD-CVI

HDCVI (High Definition Composite Video Interface) là công nghệ truyền tín hiệu hình ảnh chất lượng cao HD thông qua dây cáp đồng trục.

HDCVI cung cấp rất nhiều định dạng video độ phân giải cao, từ 1MP (720p) đến 12MP thậm chí cao hơn. Với chất lượng hình ảnh cao hơn rất nhiều so với các định dạng video độ nét tiêu chuẩn cũng như những công nghệ khác. Khoảng cách truyền tín hiệu của chuẩn hình ảnh HDCVI cũng được nâng lên rất xa có thể lên đến 700m-1200m.

Công nghệ này được tích hợp trong nhiều dòng camera KBVISION.

Chuẩn hình ảnh HD-CVI trên camera an ninh cho hình ảnh rõ nét hơn

HD-TVI

HDTVI (High Definition Transport Video Interface) là giao thức truyền tải hình ảnh độ nét cao.

Sự khác biệt lớn nhất của công nghệ HD-TVI đó là nó có sự kết hợp công nghệ điều chế tốt. Bên cạnh đó xử lý hình ảnh với công nghệ quang học độ phân giải cao.

Công nghệ HD-TVI đã giải quyết được rất nhiều vấn đề về truyền tải tín hiệu độ nét cao, nâng cao khoảng cách truyền tải lên đến 300m-500m mà vẫn đảm bảo chất lượng tín hiệu ổn định, đảm bảo giữ nguyên độ phân giải.

AHD

AHD là từ viết tắt của Analog High Definition. Công nghệ AHD là công nghệ camera Analog độ nét cao. Camera AHD có khả năng truyền tải dữ liệu với khoảng cách lên tới 500m và chất lượng khung hình lên tới 1080p (tương đương với camera IP có độ phân giải 2.0 MP) mà không có yêu cầu gì đặc biệt về hệ thống dây cáp truyền.

Về kỹ thuật, công nghệ AHD áp dụng kỹ thuật phân tách Y/C thế hệ mới. Y/C seperator giúp phân tách tín hiệu để khắc phục hiện tượng nhiễu tín hiệu trên đường truyền, có thể giúp giảm nhiễu màu rất hiệu quả và hỗ trợ việc tái tạo hình ảnh tốt hơn.

Tuy nhiên đây là 1 công nghệ đã cũ và đang dần bị thay thế bởi các camera có công nghệ mới hơn như CVI và TVI.

Analog (CVBS)

Đây là công nghệ hình ảnh ra đời sớm nhất và hiện nay đã được xem là lỗi thời so với các công nghệ hình ảnh trên.

Camera Analog sử dụng đơn vị hình ảnh là TV Line thay vì pixel như các công nghệ trên, nên hình ảnh sẽ cho ra chất lượng hiển thị ở mức cơ bản và thiếu đi sự trung thực màu sắc.

Camera 4 in1

Camera 4 in 1 (4 trong 1) là loại camera HD Analog hỗ trợ cả 4 công nghệ hình ảnh (CVI, TVI, AHD, Analog) trên cùng 1 camera. Với những camera và đầu ghi đời cũ chỉ hỗ trợ 1 công nghệ hình ảnh thì sự tương thích giữa các chuẩn công nghệ hình ảnh là không có. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, hiện nay đa số các hãng camera lớn trên thị trường đều sản xuất những camera HD Analog có thể hỗ trợ 4 trong 1 để tương thích tốt hơn với các công nghệ cũ hoặc công nghệ khác hãng.

Camera 4 in 1 mang đến sự tương thích tốt hơn với các camera khác hãng, khác công nghệ và với hệ thống cũ.

Ngoài những công nghệ hình ảnh trên thì còn một số công nghệ khác: Tiêu biểu như IP hay HD-SDI…
Riêng dòng Camera IP đang dần trở thành xu hướng hiện nay do có nhiều ưu điểm so với các camera HD Analog cả về mặt hình ảnh và tính năng cũng như giá thành ngày càng rẻ.

Trên đây là thông tin về các chuẩn hình ảnh trên camera giám sát hiện nay. Có thể thấy rằng, việc lựa chọn camera có chuẩn hình ảnh phù hợp sẽ giúp việc sử dụng hiệu quả hơn. Đặc biệt, để không gặp phải khó khăn khi bạn muốn thay thế hoặc bổ sung camera cho hệ thống camera quan sát của mình thì việc lựa chọn camera 4 IN 1 sẽ là sự lựa chọn thông minh hơn bao giờ hết.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Hãy bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình / 5. Số phiếu bầu:

Hiện không có phiếu bầu! Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này!

Exit mobile version