Top 20 Nền tảng website tốt nhất năm 2024
Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc xây dựng và thiết kế website đã không còn là chuyện gì quá khó khăn. Và nếu bạn đang tìm hiểu và không biết bắt đầu từ đâu, thì đây là bài viết dành cho bạn. Bạn sẽ được giới thiệu 4 nền tảng website phổ biến cũng như gợi ý cho bạn những lựa chọn tốt nhất.
1. Nền tảng website open source miễn phí phổ biến nhất trên thế giới
Open source có lẽ là nền tảng website lớn, miễn phí và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Không chỉ bởi vì nó miễn phí, mà vì nó còn dễ sử dụng và chất lượng website nhận được cũng vô cùng tốt.
a. Open source CMS là gì
CMS (Content Management System) là một hệ thống quản lý nội dung cho phép người dùng tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung trên một website mà không cần nhiều kiến thức lập trình.
Và “open source” được hiểu là mã nguồn mở. Các nền tảng websitedạng này sẽ có mã nguồn được công bố công khai và có thể được sử dụng, sửa đổi hoặc chia sẻ tự do bởi bất kỳ ai. Điều quan trọng là bạn có thể sử dụng miễn phí, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể trong việc phát triển và duy trì website, đặc biệt là với người dùng cá nhân.
Một trong những lợi ích chính của open source CMS là chúng thường có một lượng rất lớn các nhà phát triển. Điều này có nghĩa là những CMS này không bao giờ đứng yên mà luôn được cải tiến để bắt kịp nhu cầu của người dùng.
Sau đây là các nền tảng website nguồn mở nổi tiếng nhất mà bạn có thể tham khảo:
b. WordPress
WordPress là một nền tảng website nguồn mở được yêu thích và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. WordPress được sử dụng bởi hàng triệu trang web từ blog cá nhân cho đến các trang web doanh nghiệp lớn. Và đây là những lý do mà bạn nên ưu tiên lựa chọn WordPress:
- Dễ sử dụng: WordPress là nền tảng dùng để thiết kế website rất thân thiện với người dùng, cho phép người mới bắt đầu có thể dễ dàng thiết lập và quản lý một trang web mà không cần có nhiều kiến thức lập trình. Giao diện quản lý trực quan giúp bạn có thể dễ dàng thêm bài viết, trang, và nhiều hoạt động khác.
- Tính tùy biến rất cao: WordPress cung cấp hàng ngàn themes và plugin có sẵn, giúp người dùng có thể tùy chỉnh giao diện và chức năng của trang web mà không cần phải viết code.
- Cộng đồng hỗ trợ vô cùng lớn và mạnh mẽ: Với một cộng đồng người dùng và nhà phát triển lớn nhất trong các nền tảng thiết kế website CMS, WordPress có rất nhiều tài nguyên hỗ trợ từ diễn đàn, blog, đến hội thảo trực tuyến và hội nghị (WorkCamps) trên toàn thế giới. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm sự trợ giúp, tài nguyên học tập, cũng như các mẹo vặt khi sử dụng WordPress.
- Nhiều plugin hữu ích: Các plugin được tạo ra để phục vụ cho nhiều mục đích khi thiết kế website. Chẳng hạn như với plugin WooCommerce, bạn có thể chuyển đổi một trang web thông thường thành một cửa hàng trực tuyến vô cùng đơn giản.
- SEO thân thiện: WordPress được biết đến là rất thân thiện với SEO. Các tiêu chuẩn SEO được tích hợp sẵn trong nền tảng, và có nhiều plugin như Yoast SEO và All in One SEO Pack giúp tối ưu hóa trang web một cách hiệu quả.
c. Drupal
Drupal là một trong các nền tảng website mã nguồn mở mạnh mẽ và linh hoạt, thường được sử dụng cho các trang web có yêu cầu kỹ thuật cao và cấu trúc phức tạp. Dưới đây là một số thông tin nổi bật về Drupal:
- Cấu trúc mô-đun: Drupal hoạt động dựa trên một hệ thống mô-đun, nơi các chức năng có thể được thêm vào hoặc xóa bỏ dễ dàng. Điều này cho phép tùy biến cao và khả năng mở rộng tốt, khiến nó phù hợp với nhu cầu đa dạng của các tổ chức.
- Hiệu suất cao: Drupal được biết đến với khả năng xử lý dữ liệu lớn và mạnh mẽ. Nó thích hợp cho các trang web có lượng truy cập lớn và có cấu trúc phức tạp như các trang web chính phủ, giáo dục và các tổ chức lớn.
- Bảo mật mạnh mẽ: Drupal nổi tiếng về độ an toàn và bảo mật. Cộng đồng Drupal rất chú trọng đến các vấn đề bảo mật và thường xuyên cập nhật để đối phó với các mối đe dọa mới nhất.
So với WordPress, nền tảng website Drupal phù hợp hơn với những người có kiến thức chuyên môn hoặc có sự hỗ trợ của web developer.
d. Joomla
Một cái tên quen thuộc khác mà bạn có thể cân nhắc đó là Joomla. Thiết kế website với Joomla rất thú vị vì có sẵn nhiều themes cũng như các tiện ích. Tuy có giao diện người dùng thân thiện, nhưng Joomla phức tạp hơn một chút so với WordPress, đòi hỏi người dùng phải có kiến thức kỹ thuật nhất định để có thể sử dụng nền tảng website này hiệu quả.
Joomla cung cấp nhiều tùy chọn tùy biến hơn WordPress, nhưng đòi hỏi người dùng phải có kiến thức kỹ thuật sâu hơn để khai thác hết các tính năng này. Joomla được coi là một trongcác nền tảng website phù hợp cho những dự án web có yêu cầu phức tạp và cấu trúc đa tầng.
e. Typo3
Typo3 được thiết kế để xử lý các dự án website lớn và đa chức năng. Typo3 cung cấp khả năng tùy biến và mở rộng cao hơn nhiều so với WordPress. Nền tảng website này hỗ trợ mạnh mẽ cho việc quản lý nhiều trang web từ một giao diện duy nhất và cung cấp nhiều tùy chọn để tùy chỉnh nâng cao. Tuy nhiên, Typo3 có giao diện quản lý phức tạp hơn và đòi hỏi người dùng phải có chuyên môn.
Bên cạnh đó, Typo3 có tính bảo mật mạnh mẽ phù hợp với các dự án lớn yêu cầu cao về bảo mật như kinh doanh, sản xuất, du lịch, giáo dục hoặc du lịch.
f. Grav
Grav là một trong các nền tảng website CMS hiện đại được biết đến với sự đơn giản, hiệu suất cao và dễ sử dụng. Điểm nổi bật của Grav là nó là một CMS không cần cơ sở dữ liệu (flat-file CMS), có nghĩa là nó lưu trữ dữ liệu trong các tệp văn bản đơn giản thay vì sử dụng cơ sở dữ liệu truyền thống như MySQL. Điều này giúp nó trở nên nhẹ và nhanh chóng, giúp đơn giản hóa quá trình sao lưu và khôi phục trang web cũng như làm tăng hiệu suất tổng thể của trang web.
Tương tự như WordPress, Grav có giao diện quản trị thân thiện, dễ dàng cho việc quản lý nội dung. Bên cạnh đó, Grav hỗ trợ ngôn ngữ Markdown trong việc chỉnh sửa nội dung, giúp người dùng dễ dàng tạo và quản lý nội dung mà không cần biết nhiều về HTML. Grav thích hợp cho cả các trang web cá nhân nhỏ lẫn các dự án lớn hơn nơi tính năng và hiệu suất là ưu tiên hàng đầu.
2. Nền tảng website Headless CMS
Đây là một mô hình web tiên tiến và yêu cầu người dùng phải có kỹ năng lập trình. Headless CMS an toàn, nhanh chóng và có tính đa kênh. Và do tính chất đòi hỏi hiểu biết về kỹ thuật nên sẽ tốn kém nếu bạn lựa chọn CMS này.
a. Headless CMS
Headless CMS là nền tảng thiết kế website không có giao diện người dùng (front-end) cố định để hiển thị nội dung. Trong khi các CMS truyền thống, như WordPress, cung cấp cả chức năng quản lý nội dung (back-end) lẫn cách nội dung được hiển thị (front-end). Headless CMS chỉ tập trung vào phần back-end, nơi bạn tạo và quản lý nội dung. Nội dung sau đó được phân phối qua API tới bất kỳ loại giao diện front-end nào, như các ứng dụng web, di động, hoặc các thiết bị Internet of Things (IoT).
b. Contentful
Contentful là một trong các nền tảng website Headless CMS hàng đầu và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng phát triển web. Nền tảng hỗ trợ đa dạng các API như RESTful, GraphQL, Content Delivery API, Content Preview API,… Contentful cho phép phân phối nội dung liền mạch trên nhiều kênh và thiết bị như websites, ứng dụng hoặc các thiết bị IoT.
Contentful có giao diện trực quan thân thiện, dễ sử dụng cũng như cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ làm việc teamwork như Workflow, Compose hay Launch. Ngoài ra, Contentful còn có các tính năng hỗ trợ sáng tạo nội dung website như WYSIWYG editor, thư viện themes… Trình CMS này còn hỗ trợ SEO cũng như tính năng quản lý hàng loạt giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
c. Kontenstack
Kontentstack là một giải pháp thiết kế website tuyệt vời cho việc tìm kiếm một nền tảng quản lý nội dung đa kênh, đặc biệt khi họ cần sự tự do trong việc thiết kế trải nghiệm người dùng. Contentstack còn cho phép bạn tổ chức nội dung của mình một cách linh hoạt và tạo ra các mô hình nội dung (content models) có thể mở rộng theo nhu cầu của dự án.
Bên cạnh đó, Contentstack còn cung cấp công cụ quản lý quy trình làm việc, cho phép các nhóm nội dung và kỹ thuật cộng tác hiệu quả với nhau. Bạn còn có thể bảo vệ nội dung và quản lý truy cập tốt hơn nhờ vào các tùy chọn bảo mật mạnh mẽ và hỗ trợ phân quyền người dùng nâng cao.
d. Prismic
Nền tảng website Prismic có một điểm nhấn là tính năng “Slices”, cho phép người dùng dễ dàng thiết kế layout trang web một cách linh hoạt. Và so với Contentful, giao diện của Prismic thân thiện hơn với người dùng, đặc biệt là với những người không có kỹ năng kỹ thuật cao.
Nếu Contentful mạnh mẽ trong việc tạo các mô hình nội dung phức tạp và tùy chỉnh cao thì Prismic lại tập trung vào việc đơn giản hóa quy trình làm việc, với các tính năng như phê duyệt nội dung và lịch xuất bản. Prismic thích hợp cho các tổ chức cần một giải pháp thiết kế website nhanh chóng và dễ dàng.
e. Sanity
Tính năng nổi bật của nền tảng website Sanity đó là việc tích hợp trực tiếp với trình tạo trang tĩnh, kết nối trực tiếp với giao diện người dùng giúp đơn giản hóa việc quản lý nội dung. Khả năng xem trước mọi nội dung mà ứng dụng lưu trữ cho phép phân phối giao diện người dùng (front-end delivery) một cách liền mạch.
Không chỉ vậy, bạn còn có thể quản lý và chỉnh sửa nội dung từ mọi vị trí một cách đơn giản dựa trên nền tảng thiết kế website làm việc trên đám mây. Tính năng hỗ trợ phân tích dữ liệu nâng cao cũng giúp tối ưu hóa việc phát triển nội dung một cách nhanh chóng và tiện lợi.
f. Strapi
Strapi là một trong các nền tảng website Headless CMS hàng đầu với giao diện trực quan đơn giản cũng như khả năng tùy chỉnh đầy đủ và tỏa sáng của nó. Nền tảng dựa trên JavaScript 100% này mang lại trải nghiệm giàu nội dung, dễ dàng chuyển từ lớp trình bày sang các kênh cuối cùng mà nội dung sẽ hiển thị.
Nếu chọn Strapi để thiết kế website, bạn sẽ có một cộng đồng nhà phát triển và người dùng tích cực luôn cập nhật thông tin chi tiết về công cụ cũng như các giải pháp Headless CMS nói chung.
3. Nền tảng website E-commerce
Và một nền tảng website không thể thiếu trong thời đại mua bán trực tuyến ngày nay, đó là E-commerce. Loại CMS này được thiết kế đặc biệt để giúp người dùng có thể tạo, quản lý và vận hành một cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng. Nền tảng thiết kế website này cung cấp các công cụ cần thiết để thực hiện mọi khía cạnh của hoạt động bán hàng trực tuyến, từ việc liệt kê sản phẩm, xử lý đơn hàng đến quản lý kho hàng và phương thức thanh toán.
a. Shopify
Đây là một trong những nền tảng website E-commerce hàng đầu, được thiết kế để cho phép mọi người dễ dàng thiết lập cửa hàng trực tuyến của riêng mình mà không cần nhiều kỹ năng kỹ thuật. Shopify cung cấp giao diện người dùng trực quan với quy trình vận hành đơn giản và dễ sử dụng phù hợp cho cả các doanh nghiệp nhỏ và lớn.
Shopify hỗ trợ bán hàng tích hợp đa kênh như Facebook, Instagram, Amazon, và eBay. Đặc biệt, bạn có thể an tâm sử dụng Shopify vì tính bảo mật cao và tích hợp thanh toán đáng tin cậy.
b. Woo-commerce
Woo-commerce là một plugin E-commerce miễn phí của WordPress, cho phép biến bất kỳ trang web WordPress nào thành một cửa hàng trực tuyến mạnh mẽ. Điều tuyệt vời ở đây là bạn có thể bắt đầu thiết kế website miễn phí. Chi phí chỉ phát sinh cho hosting, themes, và các plugin mở rộng. Và vì đây là một plugin của WordPress, bạn sẽ nhận được lợi thế lớn khi là một phần của cộng đồng WordPress.
Do vậy, nếu bạn đang sử dụng WordPress và muốn tích hợp bán hàng vào website hiện tại thì Woo-commerce chính là lựa chọn tốt nhất.
c. BigCommerce
Đây là một nền tảng website dựa trên đám mây, cung cấp giải pháp toàn diện cho tất cả các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. BigCommerce được thiết kế phù hợp với cả người dùng chuyên và không chuyên về kỹ thuật.
BigCommerce còn được đánh giá cao khi tích hợp sẵn hàng loạt các tính năng và công cụ cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn ít phụ thuộc vào các ứng dụng hoặc tiện ích của bên thứ ba, từ đó làm giảm các chi phí bổ sung. Dù doanh nghiệp bạn hoạt động trong lĩnh vực nào và bạn có nhu cầu thiết kế website như thế nào, BigCommerce đều có thể đáp ứng.
d. Haravan
Với người dùng Việt Nam, thì Haravan là một lựa chọn phổ biến giúp đẩy mạnh việc kinh doanh online. Haravan hỗ trợ bán hàng đa kênh như Facebook, Tiki, Shopee, Lazada…Hiện tại, Haravan cung cấp hosting miễn phí với tốc độ load nhanh và băng thông không giới hạn. Ngoài ra, Haravan còn miễn phí bảo mật SSL giúp bảo vệ website của bạn tốt hơn.
Nền tảng website này có giao diện trực quan thân thiện với người dùng Việt cũng như tích hợp sẵn với các cổng thanh toán trong nước và quốc tế. Bạn cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng người dùng rộng lớn tại Việt Nam khi cần bất cứ sự giúp đỡ nào.
4. Nền tảng xây dựng website no-code
Nền tảng cuối cùng được giới thiệu trong bài viết này là nền tảng thiết kế website No-code. Đúng như tên gọi, nền tảng này cho phép người dùng tạo và quản lý website mà không cần kiến thức về lập trình.
a. Website no-code là gì
Các nền tảng thiết kế website No-code này cung cấp một giao diện trực quan, thường là kéo và thả, để người dùng có thể thiết kế, tùy chỉnh các thành phần trang web mà không cần viết code. Nền tảng no-code cung cấp một loạt các mẫu thiết kế chuyên nghiệp mà người dùng có thể lựa chọn để bắt đầu thiết kế website mà không cần thiết kế từ đầu. Ngoài ra, nền tảng cũng cung cấp các công cụ để hỗ trợ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và các chiến lược tiếp thị khác.
b. Webflow
Webflow là một cái tên quen thuộc trong nền tảng thiết kế website này. Webflow có tính linh hoạt cao, cho phép thiết kế chuyên sâu không cần viết một dòng code nào. Nền tảng này có kho themes tạo sẵn vô cùng phong phú để cả những người sử dụng mới và không có kinh nghiệm cũng có thể dễ dàng thiết kế và tùy chỉnh. Đặc biệt Webflow còn tích hợp CMS cũng như tính năng hỗ trợ SEO để giúp quá trình sáng tạo và quản lý nội dung dễ dàng và hiệu quả hơn.
c. Wix
Wix là nền tảng thiết kế website No-code mới ra đời vào năm 2006 với giao diện “kéo-thả” rất dễ sử dụng cho bất cứ người dùng nào. Không chỉ vậy, Wix còn có trình chỉnh sửa hình ảnh rất tuyệt vời, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng và thiết kế website. Wix có hàng trăm mẫu thiết kế sẵn phù hợp với đa dạng các ngành nghề và sở thích cá nhân khác nhau.
Wix lại có điểm mạnh là không chỉ tạo một website bán hàng, mà người dùng có thể sử dụng Wix với nhiều mục đích khác nhau. Một ưu điểm nữa của Wix chính là hỗ trợ đa ngôn ngữ. Nền tảng này cho phép người dùng thay đổi trang web sang ngôn ngữ tùy chọn một cách nhanh chóng và tiện lợi.
d. Squarespace
Nếu bạn là 1 blogger, bạn nên cân nhắc sử dụng nền tảng thiết kế website No-code này. Squarespace có thiết kế đẹp mắt, hiện đại, chuyên nghiệp và phù hợp với xu hướng. Bên cạnh đó, công cụ blogging mạnh mẽ cùng tính năng tối ưu hóa SEO sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong việc viết blog cũng như biên tập nội dung. Và tất nhiên, không thể thiếu tích hợp E-commerce để bạn dễ dàng thêm vào chức năng bán hàng cũng như quản lý sản phẩm.
e. EditorX
Với đối tượng người dùng là designer (nhà thiết kế) và muốn xây dựng một website có tính thẩm mỹ tuyệt vời, thì bạn sẽ yêu thích nền tảng thiết kế website này. EditorX là một website do Wix cung cấp, tích hợp các công cụ thiết kế chuyên nghiệp phù hợp cho những người đã quen với các công cụ thiết kế đồ họa.
Điểm nổi bật của nền tảng này là cung cấp các công cụ mạnh mẽ để tạo ra các trang web đáp ứng hoàn hảo trên mọi thiết bị. Các chức năng thương mại điện tử cũng rất phong phú để giúp bạn thiết kế được một trang web bán hàng online trong tầm tay.
f. Framer
Framer là một nền tảng thiết kế website No-code mới ra đời vào năm 2016. Đây hoàn toàn là một nền tảng no-code tuyệt vời để thiết kế website. Framer sử dụng hosting của chính họ để lưu trữ website và cung cấp miễn phí một tên miền cho bạn khi thiết kế.
Framer cũng tích hợp CMS vào SEO để giúp bạn dễ dàng tùy chỉnh, thiết kế cũng như tạo nên những content chất lượng. Và đặc biệt, Framer hỗ trợ tích hợp các tương tác 3D, một tính năng quan trọng cho việc thiết kế hiện đại, nhất là trong việc tạo ra các ứng dụng và trang web tương tác cao.
Bạn có thể sử dụng các thành phần và hiệu ứng 3D để tạo ra các tương tác động và trực quan hấp dẫn. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và làm cho giao diện trở nên sống động và lôi cuốn hơn.
g. Dorik
Đây là nền tảng website dựa trên trí tuệ nhân tạo AI có giá cả phải chăng nhất hiện nay. Với Dorik, ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một trang web đẹp mắt chỉ trong vài phút mà không cần có bất cứ kinh nghiệm thiết kế hay code nào.
Bạn có thể thiết kế website với bất kỳ ngôn ngữ nào cũng như tạo nội dung (chữ và hình ảnh) dễ dàng với sự trợ giúp của AI. Công việc của bạn chỉ là chọn mẫu yêu thích, kéo thả các thành phần và tùy chỉnh cho đến khi có được giao diện vừa ý.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu qua top 20 nền tảng website tốt nhất trong năm 2024. Tùy vào mục đích sử dụng, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cũng như ngân sách của mình mà bạn có thể chọn nền tảng phù hợp.